4 Giai đoạn phát triển phát triển nội dung từ thu hút đến chốt khách
Đây là tiến trình 4 giai đoạn và thời gian bạn cần để từ gây chú ý đến việc nuôi dưỡng và chốt được cho mình những đơn hàng ngoài 4 giai đoạn này bạn cần luyện tập thêm những gì cần để bắt đầu ở phía dưới. Đây chỉ là một khung căn bản tùy sản phẩm dịch vụ đối tượng bạn cần có sự điều chỉnh phù hợp.
Bài viết tham khảo nội dung của tác giả Phạm Thành Long và nhiều nguồn khác nhau
Nếu bạn cần kiến thức chi tiết hơn mục nào hãy comment ở phía dưới
Giai đoạn
Giai đoạn 1. Làm việc với thị trường Lạnh
- Ngày 1. Đứng trên vai người khổng lồ 1
Làm video có chủ đề nhắc đến người nổi tiếng ảnh hưởng tới nhóm khách hàng của bạn.
VD: Bạn bán căn hộ trung tâm và người ảnh hưởng là Ông Phạm Nhật Vượng hoặc Novaland
Bạn sưu tập tin và làm video với chủ đề:
3 dự án mà có lẽ là tâm huyết nhất của ông Phạm Nhật Vượng trong năm...
Dự án ... ha với ... Novaland sắp tung ra...
- Ngày 2. Đứng trên vai người khổng lồ 2
- Ngày 3: [người nổi tiếng] "Tiết lộ"(n) cách đạt được [thành tựu] rất dễ thực hiện
- Ngày 4: Bạn có muốn [điều gì đó mà thị trường tìm kiếm]
- Ngày 5: Tại sao tôi không [làm cái gì đó thông thường] nữa
- Ngày 6: [số] Mẹo nhanh để [Kết quả muốn đạt]
- Ngày 7: Ngừng [Thói quen cũ] mà hãy bắt đầu [hành động mới]
Giai đoạn 2. Làm việc với giai đoạn Ấm
- Ngày 8: Tại sao [nhóm người mà bạn hướng đến] lại [hành động] để đạt được [lợi ích mong muốn]
- Ngày 9: (n)[lời khuyên] cho [nhóm người] nếu không muốn [Nỗi đau]
- Ngày 10: [Điều này] sẽ thay đổi [khía cạnh cuộc sống] của bạn mãi mãi
- Ngày 11: Dạy ai đó điều gì đó
- Ngày 12: Kêu gọi lời phản đối hoặc góp ý
- Ngày 13: Tạo ra sự phân cực (ở ngày 12 là bạn thống kê được bạn mới tạo ra sự phân cực được ở ngày 13
- Ngày 14 Nỗi đau khiến cho người ta hành động mạnh mẽ
Giai đoạn 3. Làm việc với thị trường Nóng
- Ngày 15: Cuối cùng bạn đã có thể [làm điều gì đó]
- Ngày 16: Cách [sử dụng] [công cụ][ để đạt] [kết quả mà thị trường tiềm năng muốn]
- Ngày 17: [Nhân vật điển hình] đã tạo ra [kết quả] như thế nào?
- Ngày 18: Xử lý sự từ chối
- Ngày 19: Bạn nên làm gì nếu sử dụng [loại sản phẩm] mà [không hiệu quả]
- Ngày 20: Cách [Nhân đôi kết quả] bằng việc sử dụng [công cụ]
- Ngày 21: Trên tay [sản phẩm]
Giai đoạn 4. Đòn kết thúc
Ngày 22: Thông điệp gửi tới [nhóm người thị trường tiềm năng]
Ngày 23: Siêu phẩm [tên sản phẩm] sắp xuất hiện [và bạn có thể đặt hàng sớm]
Ngày 24: Những điều chưa biết về [ siêu phẩm tên sản phẩm]
Ngày 25: Bạn sẽ được tặng [quà tặng] cùng với siêu phẩm [tên sản phẩm]
Kiến thức để bắt đầu và bổ sung
- Xây dựng kịch bản video
- Các mẫu kịch bản video hay (ghi lại các video hay của người khác)
- Tạo kênh youtube thương hiêu
- Các loại tool biên tập video
- Cách tìm từ khóa mà khách hàng đang tìm kiếm
- Cách tạo tumbnail cho youtube video
- 7 Hastag là gì và tại sao phải dùng hastag
- Cách tối ưu video lên top youtube
- Cách SEO một video đã lên không có thứ hạng thành thứ hạng cao
- kiến thức về bố cục nhiếp ảnh
Nếu bạn cần thêm kiến thức chi tiết từng phần hãy để lại bình luận để được hỗ trợ thêm hoặc đóng góp cho bài viết hoàn thiện hơn.
6 bước viết kịch bản video
- Xây dựng tiêu đề thực sự lôi cuốn mà khách hàng quan tâm
- Tôi là ai vì sao khách hàng phải nghe tôi
- Nỗi đau, vấn đề mong đơi, rào cản khách hàng đang gặp phải, thị trường đang cần
- Chia sẻ về lợi ích, sự sung sướng để khách hàng có thể mường tượng về sự sung sướng, lợi ích khi họ nhận được
- Chia sẻ phương tiện, công cụ, cách thức, chiến lược làm thế nào để biến nỗi đau của khách hàng thành sự sung sướng
- Lời kêu gọi hành động mà ta muốn khách hàng làm cho ta
Gợi ý mẫu kịch bản video marketing
1) Mẫu kịch bản video thông báo:
Đặc điểm của mẫu thông báo là: đơn giản, ngắn gọn và đi thẳng vào nội dung. Sẽ chẳng có mấy người đủ kiên nhẫn để xem những nội dung mà họ không quan tâm hoặc không mang giá trị nên do vậy, hãy trực tiếp đi thẳng vào nội dung với những âm thanh kỹ thuật nhằm gây sự chú ý.
Cấu trúc của lời thông báo có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích của bạn, nhưng phải bao gồm:
Giới thiệu ngắn
Thông điệp chính
Chi tiết
Kêu gọi hành động
Nếu sử dụng giọng nói, hãy tránh biến video thành một bài "thuyết giảng". Hãy viết ngắn gọn và hỏi những câu hỏi có liên quan (như “bạn đã bao giờ…?” Hoặc “bạn không muốn điều đó…?”) để nghe tự nhiên hơn.
2) Mẫu kịch bản video Phỏng vấn (Talkshow)
Mẫu cho video marketing này ít được sử dụng vì thông điệp tiếp thị của những video như vậy phải rất tinh tế và được đưa vào một cách khéo léo. Bên cạnh sản phẩm, mẫu kịch bản này có thể được áp dụng cho các video giới thiệu công ty.
Một cấu trúc chương trình trò chuyện cổ điển bao gồm:
Clip giới thiệu của chương trình
Lời chào và lời giới thiệu của diễn giả bởi người dẫn chương trình (người điều hành)
Talk show / thảo luận bàn tròn
Tuyên bố kết luận của người dẫn chương trình
Có thể kết hợp phần Hỏi - Đáp với các câu hỏi thực tế từ khán giả của bạn hoặc thậm chí mời trực tiếp một trong những người xem của bạn tham gia cuộc trò chuyện.
3) Mẫu kịch bản video chứng thực
Với mẫu video này, lời cảm nhận cũng có thể đến từ nhân viên, đối tác và thậm chí là những người lạ ngẫu nhiên. Chúng sẽ khá hiệu quả nếu áp dụng cho các dạng video giới thiệu công ty, sử dụng góc nhìn của nhân viên hoặc đối tác, khách hàng để nêu cảm nhận về công ty đó. Tuy nhiên, cần đảm bảo người xuất hiện trong video có những chia sẻ tự nhiên, cách nói chuyện phù hợp với phong cách giao tiếp chứ không giống như 1 kịch bản được soạn sẵn, khô khan và gượng gạo.
Cấu trúc cho video cảm nhận thường giống với video giải thích:
Diễn giả giới thiệu
Tuyên bố vấn đề (trước đây là gì)
Kết quả từ việc sử dụng giải pháp (bây giờ là gì)
Thông tin chi tiết về lợi ích
Phần kết luận
Nên sử dụng một số cảnh quay b-roll thay vì chỉ hiển thị những gương mặt của người nói. B-roll cho video cảm nhận có thể bao gồm các cảnh mọi người đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, thói quen hàng ngày của họ, khu vực xung quanh văn phòng, cảnh quay của nhóm, v.v.
4) Mẫu kịch bản video câu chuyện doanh nghiệp
Nếu bạn muốn mọi người biết sự thật - hãy nói với họ, nếu bạn muốn họ yêu sự thật - hãy kể cho họ nghe một câu chuyện. Sử dụng câu chuyện để dẫn dắt họ là cách quen thuộc từ xưa đến nay và dễ dàng đạt được hiệu quả như mong muốn.
Mọi mẫu kịch bản video (ngoại trừ video dạng thông báo) đều bao gồm một số câu chuyện. Bằng cách thêm một vài nét sáng tạo vào thông điệp ban đầu của bạn, bạn có thể hoàn thiện một câu chuyện thú vị.
Chúng có cấu trúc như sau:
Khoảng trống tò mò (giới thiệu sơ lược về bối cảnh câu chuyện)
Gây ra sự cố (Khi kẻ phản diện gây ra vấn đề)
Bước ngoặt 1 (anh hùng bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình)
Điểm giữa (khi người anh hùng tiếp tục tiến lên không dừng lại)
Bước ngoặt 2 (tất cả biến mất)
Đích đến (anh hùng đạt được mục tiêu của mình hoặc thất bại hoàn toàn)
Ví dụ, trong các video giải thích, vấn đề bạn giải quyết đóng vai làm nhân vật phản diện và giải pháp của bạn sẽ trở thành người hùng của câu chuyện. Hãy nghĩ đến các dịch vụ taxi truyền thống đắt tiền, bất tiện và Uber.
Việc sử dụng mẫu kịch bản video marketing này sẽ rất tuyệt nếu áp dụng cho các video giới thiệu công ty. Bạn biến công ty của mình trở thành “người hùng” của khách hàng (thông qua các gói sản phẩm của công ty), của nhân viên (thông qua hình ảnh môi trường làm việc vui vẻ, chuyên nghiệp, đồng nghiệp tốt, khả năng thăng tiến,...)
Kịch bản quay video du lịch không tiếng
Một vài mẫu kịch bản quay video
Mẫu kịch bản quay video sự kiện
Nhận xét
Đăng nhận xét