Sưu tầm các lưu ý nhanh về phối cảnh và góc máy đẹp
Phần đông chúng ta mới cầm máy chúng ta thường lo lắng nhiều về kỹ thuật sử dụng máy và bối rối với các thông số nhưng đó không phải là vấn đề chính làm bạn không mấy hài lòng với bức ảnh của mình.
Để làm nổi bật được chủ thể chính trong một câu chuyện kể có chiều sâu hơn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng đòi hỏi chúng ta cần nhiều thời gian để tìm tòi và quan sát cũng như đợi chờ để nắm bắt được khoảnh khắc ấy.
Đây là phần sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau các kiến thức nhiếp ảnh để bạn tiện tham khảo
- Chia sẻ của Nikon
- Bố cục của bức ảnh
- Chủ thể là gì gì?
- 5 Bước xây dựng bố cục
- Tâm điểm cảm xúc và tâm điểm đường dẫn
- Chụp ảnh chill trong hoàng hôn
- Chụp hình với hoa
- Chụp ảnh với bụi cây hoa lớn
- Góc chụp người và hoa cỏ ven đường đẹp
- Chụp với xích đu
- Chụp ảnh với hồ bơi
- Chụp quán cafe
- Tư thế dáng chụp đẹp
- Cách nâng cao tư duy trong nhiếp ảnh
Các nội dung liên quan khác
Chia sẻ của Nikon
Phần chia sẻ trên fanpage của Nikon
"Ngoài ra, các nhiếp ảnh gia có thể làm cho người xem nhìn sự vật theo các góc nhìn khác nhau bằng cách thay đổi góc độ và phát triển cảm xúc về quy mô"
"Với kỹ thuật phối cảnh của mình, nhiếp ảnh gia Anandhu đem lại một tác phẩm nhiếp ảnh thú vị. Khi nhìn bằng mắt thường, con cua này chỉ có kích thước vài xăng-ti-mét. Dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Anandhu, con cua trở thành chủ thể chính và không hề bị biển cả to lớn làm choáng ngợp khung hình."
Ảnh được chụp bằng máy #Nikon #D500 và ống kính AF-S #NIKKOR 200-500mm f/5.6E ED VR.
ISO 640 | f/8 | 1/1250s | 500mm
Bố cục của bức ảnh
Chủ thể là gì gì?
Chủ thể là một sự vật, hiện tượng, đối tượng có thể là động vật, con người, phong cảnh...
VD: Chụp hình cưới:
Chủ thể = cô dâu chú rể
Thông điệp = tình yêu, tuổi trẻ, khát khao, lãng mạng, nét đẹp thanh xuân ngọt ngào...
Các phần nội dung liên quan tham khảo của tác giả Zero image Solution
5 Bước xây dựng bố cục
- Bước 1: Dành 5- 10 phút quan sát tổng thể
- Bước 2: Phân tích thành phần nào nổi bật, đẹp ấn tượng, thành phần nào xấu cần loại bỏ.
- Bước 3: Lựa chọn các thành phần. Cái nào là chính cái nào là phụ cái nào là tiền cảnh cái nào là trung cảnh cái nào là hậu cảnh.
- Bước 4: Lên ý đồ tính toán lên góc chụp, chọn lens nào
- Bước 5: Chụp và điều chỉnh lại
Tâm điểm cảm xúc và tâm điểm đường dẫn
Tâm điểm cảm xúc
Trong chủ thể có thể có tâm điểm hoặc không ví dụ chụp một người có thể ở góc nhìn nghiêng tâm điểm là con mắt nhưng khi nhìn trực diện, hoặc cặp đôi thì chủ thể là đôi mắt hay cặp đôi mà không có tâm điểm nhưng vd cặp đôi hôn nhau thì tâm điểm lại là nụ hôn.
Tâm điểm đường dẫn
Khi cầm máy đi đâu đó tốt nhất là bạn nên chuẩn bị trước về chủ thể bạn muốn tìm kiếm và xác định trước những thông điệp, nội dung bạn muốn truyền tải đến cho mọi người.
Một bức ảnh thông thường để có góc quan sát và tỷ lệ cân đối tốt hơn nếu nó đặt ở 1 trong 4 điểm giao nhau của của bố cục 1/3
Nâng cao hơn chúng ta sẽ có 9 điểm bao gồm tâm bốn hình chữ nhật ở giữa và trung tâm bức hình
Một loại bố cục nâng cao khác là bố cục đường dẫn nó có thể là sự kết hợp của bố cục 1/3 hay bố cục 9 điểm hoặc một vị trí tự do trên khung hình sao cho đường dẫn tập trung và tôn chủ thể lên nổi bật hơn
Đường dẫn có thể là 1 đường cong.
Đôi khi chủ thể không nằm ở tâm hội tụ của đường dẫn mà đó là sự kết hợp để tạo nên một thông điệp
Chủ thể không đặt ở tâm hội tụ mà ở bố cục 1/3 bố cục đường dẫn tạo chiều sâu |
Bố cục đường dẫn hướng vào chủ thể là khuôn mặt em bé kết hợp với tương phản sáng tối |
Có thể bức ảnh sẽ đẹp hơn ở góc chụp được bố trí lại |
Chụp ảnh chill trong hoàng hôn
Không để bờ sông cắt ngang đầu
Lưu ý ống kính đủ gần để chủ thể là mẫu có tỷ lệ phù hợp trong khung ảnh và các vật ở xa
Chọn chế độ chân dung và hạ thấp góc máy nhớ kéo sáng lên để chủ thể đủ lớn và đủ sáng
Xoay mặt ngang hướng mặt trời để có ánh sáng venChụp hình với hoa
Chụp ảnh với bụi cây hoa lớn
Thường khi đi tiệc cưới hoặc du lịch hay bị chụp sai do tiếc cảnh toàn thân |
Làm chủ thể lớn hơn không lấy hết bụi hoa |
Chủ thề gần hoa góc chụp từ dưới lên |
Góc chụp người và hoa cỏ ven đường đẹp
Chụp với xích đu
Chụp ảnh với hồ bơi
Chụp quán cafe
Tư thế dáng chụp đẹp
Cách nâng cao tư duy trong nhiếp ảnh:
- Thường xuyên xem và sưu tập ảnh liên quan đến lĩnh vực của bạn hay nơi bạn thường khám phá dùng 1-2h xem đi xem lại.
- Bắt trước và sao chép phân tích lại vị trí đứng, góc chụp thiết bị, trang phục, bối cảnh xung quanh họ xử lý thế nào để nổi bật nhất chủ thể giúp tiến bộ tư duy sắc nét hơn nhờ kế thừa những góc nhìn tốt những ý tưởng tốt họ đã phát triển.
- Xem phim, xem các clip thật hay
- Tạo môi trường tương tác với những người làm nghệ thuật, nhóm ảnh, bỏ tiền đi học
- Học sách: mua sách về đọc thực hành các ý tưởng mẫu... đọc sách văn học ... hội họa
- Xin nhận xét: Xin từ các cao thủ, các nhiếp ảnh gia nổi tiếng bạn thích bạn không nên xin cái đánh giá từ đám đông từ người không có kiến thức sâu bạn sẽ có hại hơn có lợi còn nếu muốn xin ý kiến nên gửi trực tiếp tới người nào đó có trình độ xin trực tiếp vì người đó giúp tìm ra lối đi hay lỗi ở đâu hay sự đạt thế nào.
Nhận xét
Đăng nhận xét