Mục tiêu là gì? cách thiết lập mục tiêu


Mục tiêu là gì?

Mục tiêu là một kết quả cụ thể có thể xác định được trong tương lai mà một cá nhân hay một tổ chức đưa ra bằng bằng cách kết hợp các yếu tố: Ý tưởng, mục đích, kế hoạch và cam kết.

Vì sao phải xác định mục tiêu?

Các lợi ích khi thiết lập mục tiêu
  1. Tăng khả năng hoàn thành công việc, mong muốn
  2. Giúp người đặt mục tiêu có động lực hoàn thành công việc.
  3. Hiểu được các hành động mình đang làm, công việc mình cần hoàn thành

Cách xác định mục tiêu hiệu quả

1. Mục tiêu phải tạo ra động lực
Một trong những nguyên tắc khi xác định mục tiêu, bạn phải chắc chắn rằng đó là mục tiêu mà bạn muốn đạt được và mang lại những giá trị khi bạn hoàn thành nó.  Bạn phải xác định được tại sao mục tiêu này lại quan trọng với bạn? Chỉ khi mục tiêu là những điều thật sự cấp thiết và bạn luôn khát khao đạt được, nó mới tạo nên động lực lớn để bạn quyết tâm và dốc lòng thực hiện.
2. Đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART
- Specific (Cụ thể): Các khái niệm cần rõ ràng, có thời gian cụ thể, có địa điểm cụ thể, có chỉ số cụ thể, có lý do cụ thể, có hành động cụ thể.
- Measurable (Đo được): Tiêu chuẩn để đo được có thể là định lượng hay mô tả
- Achievable (Khả thi): Mục tiêu cần phải nằm trong khả năng của bạn.
- Relevant (Thực tế): mục tiêu phù hợp và cần thiết đối với mục đích
Time-bound (Ràng buộc thời gian): Giúp kiểm soát mục tiêu và động lực để hoàn thành
3. Ghi mục tiêu ra và đọc lại để bạn xác nhận lại mục tiêu lần nữa cho đúng
4. Lên kế hoạch hành động để hoàn thành mục tiêu.

Cách đạt được mục tiêu hiệu quả

1. Đặt mục tiêu hiệu quả như ở phần trên
2. Lên kế hoạch để thực hiện
3. Xác định nguồn lực 
4. Liệt kê các công việc cần làm, việc nào làm trước, việc nào làm sau
5. Xác định mốc thời gian để kiểm tra và đánh giá lại mục tiêu

Phân biệt mục đích và mục tiêu

1. Mục tiêu được tạo ra vì mục đích
2. Mục tiêu là thứ cụ thể, mục đích là thứ trừu tượng
3. Mục tiêu là thứ nhìn thấy, mục đích là thứ muốn thấy
4. Mục tiêu là quá trình , mục đích là điểm đến
5. Mục tiêu có nhiều, nhưng mục đích chỉ có một
6. Dẫu từ bỏ mục tiêu cũng không được từ bỏ mục đích
7. Mục đích có trước mục tiêu



Góc nhìn của Nguyễn Quốc Việt

Nhận xét