DirectAdmin là gì ? Cách sử dụng và ưu nhược điểm

DirectAdmin là gì?

DirectAdmin là trình quản lý file được thiết kế dưới dạng một bảng điều khiển (Control Panel) đơn giản dành cho người quản trị web hosting với giao diện trực quan dễ sử dụng được gọi tắt là DA.
Logo DirectAdmin

Nội dung

1. Ưu điểm dịch vụ:

Ưu điểm

Dễ sử dụng
DirectAdmin cung cấp một giao diện người dùng rất đơn giản mà đầy đủ tính năng cần thiết. Một thiết kế mạnh mẽ với 3 cấp độ (Administrator, Reseller, và user) cho phép dễ dàng chuyển đổi giữa các loại tài khoản Admin, reseller, user chỉ với 1 lần đăng nhập duy nhất.

Tốc độ Nhanh tiêu tốn ít tài nguyên server
DirectAdmin là một bảng điều khiển cực kỳ hiệu quả sử dụng rất ít tài nguyên hệ thống. Điều này làm cho DirectAdmin phù hợp với các hệ thống khác nhau, từ VPS cấu hình hạn chế đến máy chủ chuyên dụng.

Ổn định:
DA hoạt động rất ổn định trong một thời gian dài. Theo cá nhân, mình thấy DA hoàn thiện khá tốt để đáp ứng vận hành lâu dài của web server, không có những lỗi linh tinh như một số control panel miễn phí khác.

Giá bản quyền thấp
Giá trọn đời là 89$. với mức giá này bạn có thể sử dụng cPanel trong 6 tháng. Trong khi đó DA là lifetime. 

HostingViet đang bán DA life time với giá 2tr150k. Hỗ trợ cài đặt. phí 1tr cho việc config tối ưu Server & DirectAdmin.
Tham khảo thêm: Dịch vụ Hosting giá rẻ, VPS giá rẻ

Nhược điểm: 

Nhược điểm lớn nhất khi sử dụng DirectAdmin là không hỗ trợ Tiếng Việt
Dĩ nhiên không có gì là hoàn hảo, dù có nhiều ưu điểm nhưng DirectAdmin vẫn tồn tại hai vấn đề sau:
  • Các tính năng chưa được hoàn thiện đầy đủ như cPanel hay một số phần mềm quản trị khác.
  • DirectAdmin không tương thích với dòng font unicode nên rất khó để để sửa khi file sử dụng các ngôn ngữ không phải là tiếng Anh.

TÍNH NĂNG PHỤC VỤ QUẢN LÝ:

  • Tạo và thay đổi các tài khoản quản lý và đại lý – Việc tạo lập rất nhanh chóng và dễ dàng với việc thêm các tài khoản đại lý và các tài khoản quản lý phụ.
  • Gói dịch vụ – Người quản trị có thể tạo ra các gói tài nguyên cho các tài khoản đại lý và phân phối cho các tài khoản người dùng cuối.
  • Danh sách người dùng – Chức năng cho phép xem danh sách các tài khoản người dùng, sắp xếp và thay đổi thông tin.
  • Quản trị DNS – Chức năng cho phép tạo, sửa hay xóa bất kỳ bản ghi DNS nào trên máy chủ.
  • Mục đích sử dụng IP – Cài đặt IP trên máy chủ và quy định mục đích sử dụng IP cho các tài khoản người dùng cuối (IP chia sẻ hay IP riêng).
  • Thông tin hệ thống – Truy cập tức thời tới thông tin về trạng thái hoạt động của các dịch vụ trên máy chủ.
  • Thống kê quá trình sử dụng – Thống kê các thông số trạng thái của hệ thống và các thông tin liên quan, thống kê về tài nguyên đã sử dụng.

TÍNH NĂNG CHO ĐẠI LÝ:

DA cho đại lý

  • Mục đích sử dụng IP – Cài đặt IP trên máy chủ và quy định mục đích sử dụng IP cho các tài khoản người dùng cuối thông qua các tùy chọn có sẵn do quản trị hệ thống quy định (IP chia sẻ hay IP riêng).
  • Thống kê đối với tài khoản đại lý, đại lý có thể xem thống kê đầy đủ tài nguyên sử dụng đối với tài khoản đại lý của mình và các khách hàng của mình, sắp xếp thông tin theo các tình huống cần phân tích.
  • Tạo/thay đổi tài khoản – Tạo tài khoản, danh sách, thay đổi hay xóa nhanh chóng và dễ dàng.
  • Gói tài nguyên – Đại lý có thể tạo các gói tài nguyên riêng của mình và áp dụng cho các khách hàng mà không cần quy định lại mỗi khi tạo tài khoản mới cho khách hàng.
  • Thêm/thay đổi gia diện – Giao diện của đại lý có thể thêm, thay đổi với mục đích cá biệt hóa bảng điều khiển (control panel).
  • Thông tin hệ thống – Truy cập tức thời tới thông tin về trạng thái hoạt động của các dịch vụ trên máy chủ.
  • Tạo ra thông tin máy chủ ảo của mình đối với các khách hàng.

TÍNH NĂNG CHO NGƯỜI DÙNG:

Tính năng cho người dùng


  • Email – Tạo tài khoản email, cài các luật cho email trên tất cả tên miền do tài khoản quản lý, chuyển tiếp, tự động trả lời, tự động từ chối, lọc, bản ghi MX, webmail, xác thực SMTP.
  • FTP – Tạo/thay đổi/xóa tài khoản FTP, quy định đăng nhập nặc danh (anonymous), tạo FTP cho tài khoản với tên miền phụ (sub domains).
  • DNS – Thay đổi DNS, bản ghi A, bản ghi CNAME, bản ghi NS, bản ghi MX và bản ghi PTR.
  • Thống kê – kiểm tra tài nguyên đã sử dụng (dung lượng và băng thông), nhật ký truy cập site, xem thông tin về tài khoản, thông tin về lượt truy cập qua Webalizer, chạy các ngôn ngữ như CGI, xem các thành phần cài thêm của PHP, Perl, sử dụng PHPMyAdmin..
  • MS FrontPage – Tối ưu hóa việc sử dụng các website tạo bởi MS FrontPage.
  • Tên miền phụ (Sub domains) – Tạo/xóa/thống kê tên miền phụ, tạo các tài khoản FTP cho từng tên miền phụ.
  • Trình quản lý file – Quản lý, sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa và thay đổi quyền truy cập, sửa và tạo file.
  • CSDL MySQL – Tạo/xóa CSDL, tạo tài khoản có quyền truy cập, thay đổi mật khẩu truy cập, sử dụng PHPMyAdmin.
  • Tạo các bản sao lưu website đầy đủ. Khôi phục website từ các bản sao lưu.
  • Bảo vệ thư mục – Người dùng có thể tạo tài khoản và mật khẩu để hạn chế quyền truy cập vào một số thư mục nhất định.
  • Cài đặt xác thực SSL, xem các thông tin về máy chủ, cài đặt các tác vụ định kỳ, liên kết các domain song song…

Cấu hình tối thiểu để sử dụng DA

Bộ xử lý 1 Core: 1GHz
Bộ nhớ: 1 GB 
Không gian ổ cứng: tối thiểu 2 GB không gian miễn phí (sau khi cài đặt Linux)
Cấu hình tối thiểu này vẫn có thể chạy được DA, tuy nhiên lượng tài nguyên dành cho website sẽ không còn nhiều. Dễ gây tình trạng chậm, quá tải khi lượng traffic nhiều.
Recomment cấu hình: VPS có từ 2 CPU, Ram từ 2GB và ổ cứng lưu trữ từ 15GB trở lên để sử dụng DirectAdmin được mượt mà nhất.

Các cấp độ trong DirectAdmin

Các cấp độ trong DirictAdmin
Trong DirictAdmin có 3 cấp độ là Admin, Reseller, User

  • Nhóm Admin
Đây là cấp độ user cao nhất của DirectAdmin. Nhóm này có các quyền chỉnh sửa cũng như thay đối cấu hình của toàn bộ hệ thống, xem lịch sử thông tin, tạo ra 2 nhóm còn lại…

  • Nhóm Reseller
Nhóm này có cấp bậc sau nhóm Admin. Với cấp bậc Reseller, nhóm này chỉ có thể quản trị và thay đổi cấu hình của nhóm user do chính Reseller đó tạo ra mà thôi.

  • Nhóm User
Đây là cấp độ có quyền hạn thấp nhất. Mỗi user sẽ do admin hoặc reseller tạo ra. Và mỗi user chỉ có quyền thay đổi thông tin đối với tài khoản của mình.

Cách quản lý Database trong DirectAdmin?

Để tạo Database trong DirectAdmin, người dùng cần click vào task Database và nhập đầy đủ các thông tin sau:

Database Name: chính là username đăng nhập host, dài không quá 16 ký tự.
Username: không quá 16 ký tự. Thông thường Username sẽ giống với Database Name để việc quản trị trở nên dễ dàng hơn.
Mật khẩu.
Sau khi nhập đầy đủ thông tin, người dùng gõ xác nhận và click vào random, cuối cùng nhấn creat và lưu lại thông tin. Như vậy, bạn đã hoàn thành các bước tạo Database.

Hướng dẫn sử dụng DirectAdmin cơ bản

Sử dụng DirectAdmin cơ bản

Các bước truy cập và đăng nhập DirectAdmin tương đối đơn giản
Các bước truy cập và đăng nhập DirectAdmin tương đối đơn giản
Cách đăng nhập DirectAdmin?
Để đăng nhập vào DirectAdmin, đầu tiên bạn phải đăng ký tài khoản hosting. Sau khi đăng ký thành công, sẽ có 1 email được gửi đến bạn, trong đó có link truy cập, tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập DirectAdmin. Bạn chỉ việc làm theo hướng dẫn như trong email là được.

Trong trường hợp đã có tài khoản Hosting, bạn chỉ cần truy cập vào website https://tenmiencuaban.com:2222 và nhập thông tin đăng nhập.

Hướng dẫn cài đặt WordPress với DirectAdmin

Sử dụng wordpress với DA


Việc cài WordPress lên DirectAdmin không quá phức tạp
Để cài đặt WordPress lên DirectAdmin, người dùng cần thực hiện 6 bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Tạo Mysql cho wordpress.
  • Bước 2: Upload source code lên hosting bằng cách sử dụng công cụ FTP như  filezilla, winscp hoặc upload trực tiếp trên Directadmin.
  • Bước 3: Giải nén source code.
  • Bước 4: kết nối source code với mysql.
  • Bước 5: Trỏ domain về hosting.
  • Bước 6: Vào trình duyệt và nhập thông tin đăng nhập.

Nhận xét